Báo cáo của Cao Biền về Long mạch của Việt Nam

Báo cáo của Cao Biền về Long mạch của Việt Nam

Cao Biền được vua Đường Trung Tông phong làm An Nam Tiết Độ Sứ, sang đô hộ nước ta. Cao Biền là 1 nhân vật rất giỏi về khoa địa lý nên trước khi đi sang nước ta nhậm chức, vua Đường Trung Tông đòi vào triều ủy thác sứ mệnh cho Cao Biền phải tìm các nơi thủy tú sơn kỳ trên đất nước ta, nơi nào có Long Mạch lớn, có huyệt kết tốt thì phải yểm phá, và lập bản tấu thư về cho vua Đường Trung Tông biết. Sau khi sang nước ta, Cao Biền vận dụng hết khả năng và thời gian đi khắp các nơi để tầm long điểm huyệt. Chính Cao Biền cũng không ngờ trên 1 đất nước nhỏ bé như nước ta lại có nhiều Long Mạch lưu tụ và khí thế sông núi ưu tú đến như vậy. Nên Cao Biền không viết tấu thư mà viết hẳn 1 cuốn sách tựa đề là “Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự” gởi về tấu trình. Mặt khác Cao Biền lại tìm cách trấn yểm và phá hủy những Long Mạch lớn, phát vương tướng. Xin trích 1 số đoạn trong sách này cho các quý vị tham khảo:” Giao Châu Đô hộ Sứ, thần Cao Biền cẩn tấu vi bản châu địa mạch thế hình thế sự, thần hạnh phát dư sinh thao tỵ hà những, thượng tự thâm sơn, hạ hạ chi đại hải, ngưỡng quan phủ sát, phát tận chân cơ, ký tự thiên hữu, cảm bất khánh kiệt sở kiến văn, thượng tự tự đế vương, vương công, công hầu, vương phi, thứ thần đồng, tú tài, vị chi thị phủ, phục khất phủ lãm giảo quan chi khí, kiến văn cụ lục.

HÀ  ĐÔNG

THANH OAI:

_ Đệ nhất:   THANH OAI phong
Ấp trung Thanh Uy, hình thế tối kỳ
Thủy lưu tứ vượng, án khởi tam qui
Mạch tòng hữu kết, khí định tả y
Thần đồng tiền lập, quỷ xứ hậu tỳ
Khôi khoa tảo chiếm, phúc lộc vĩnh tuy
Tu phong mạch tận, thừa tự vô nhi.

_ Đệ nhị   :   CAO XÁ phong
Thanh Oai Cao Xá, chân vi quý long
Thủy khuê tùy mạch, bình dương lai tung
Hoa khai hữu hổ, tinh hiện tả long
Sơn thủy trù mật, khí thế sung giong
Hà tu hợp hải, ngưu giác loan cung
Chủ khách hoàn mỹ, tả hữu vô tòng
Hoa tâm khả hạ, thế xuất anh hùng
Văn khôi hoa giáp, võ tổng binh nhung
Phú quý thọ khảo, kiêm hữu kỳ công.
……..”

=>
Giao Châu Đô hộ Sứ, thần Cao Biền kính cẩn tâu: Bản châu địa thế như vầy, thần nguyện đem hết kiếp sống thừa, từ tận núi cao ra đến biển cả khảo nghiệm để biết các cuộc đất phát lớn từ vương tôn công hầu, đến thần đồng, tú tài, khoa đệ, giàu sang phú quý mọi thứ… làm bản tấu ca dâng lên tường tận

HÀ  ĐÔNG

THANH OAI :

1/. Cuộc đất Thanh Oai:
Trong ấp Thanh Oai, hình thế rất lạ
Thủy vượng 4 phương, án phát tam qui
mạch kết bên hữu, khí dựng phía tả
Thần đồng đứng trước, quý sứ nối sau
Bảng vàng sớm chiếm, phúc lộc dồi dào
Nên phòng mạch tận, không con nối dòng.

2/. Cuộc đất Cao Xá  :
Thanh Oai Cao Xá, thật có quý địa
Nước khe theo mạch, về nơi đất bằng
Hoa nở bên Bạch Hổ, sao hiện bên Thanh Long
Sơn thủy dồi dào, khí thế sung mãn
Cần gì hợp biểu, ngưu giác loan cung
Chủ khách đều tốt, tả hữu 1 lòng
Lòng hoa rộng mở, thế phát anh hùng
Văn chiếm đầu bảng, võ chiếm nguyên nhung
Sống lâu phú quý, lập nhiều kỳ công.
…..”

Theo quyển “Tấu thư địa lý kiểu tự” Cao Biền ghi tất cả là  632 huyệt chính, và 1517 huyệt bàng trên khắp các tỉnh như:
_ Hà Đông    :   81 chính  –   246 bàng

_ Sơn Tây     :   36 chính  –   85 bàng

_ Vĩnh yên
Phú Yên            65              155
Phú Thọ

_ Hải Dương
Hưng Yên         183              483
Kiến An

_ Gia Lâm            134              223
Bắc Ninh
Đáp Cầu
Bắc Giang
Lạng Sơn

_ Hà Nam
Nam Định          133              325
thái Bình
Ninh Bình

Theo thống kê trên, cũng đủ thấy công phu tầm long điểm huyệt và trấn yểm của Cao Biền đến bực nào rồi.
Các truyền thuyết về Cao Biền còn lưu lại rất nhiều trong dân gian VN ta.  Như ở Phú Yên, tương truyền có mả Cao Biền ở đó, đấy là 1 độn cát nơi chân núi dưới biển. Độn cát không lớn lắm, nhưng không bao giờ san bằng được vì 4 mùa gió cát vun lên. Dân trong vùng có câu phong dao:

Ngó lên hòn núi cả thấy mả Cao Biền
Thấy đôi chim nhạn đang chuyền nhành mai.

Theo truyền thuyết thì từ thuở xa xưa, Cao Biền đã vun biểu tượng mả để trấn yểm dân VN. Vì thuật địa lý giỏi nên ông ta đã tìm 1 nơi 4 mùa cát vun để ngôi mả đó không bị mất đi.

Trong quyển “Địa dư bình Định” của ông Bùi Văn Lăng viết từ năm 1930 cũng có đề cập đến di tích Cao Biền như sau: “Dọc theo đường QL số 1 chạy ra đến Phù Cát có đá Cao Biền. Đó là 1 cái thẻ thời xưa  Cao Biền trấn yểm. Thẻ ấy bằng đá và chôn rất sâu. Thuở xưa dân làng đã có nhiều lần thuê voi về nhổ, nhưng nhổ không lên”.
Ở Phù Mỹ, đường đi Đề Gi có 1 cụm núi nhỏ, cách đó không xa, lại có 1 hòn đá lớn nổi lên rất ngộ nghĩnh. Theo truyền thuyết thì đó là nơi Cao Biền đã dùng phép trấn yểm thuở xưa.

Posted on 30.05.2007, in Khoa học. Bookmark the permalink. Bình luận về bài viết này.

Bình luận về bài viết này